Lợi ích từ dứa
Dứa (thơm) không chỉ là một món hoa quả tráng miệng và thơm ngon, nó còn cung cấp rất nhiều vitamin và phòng ngừa được rất nhiều loại bệnh khác nhau.
1. Giảm cân
Dứa là trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin C, vitamin B1, mangan, và các protein thuộc enzym. Bromelaine là một enzym hủy protein được tìm thấy trong thân và lõi dứa, có tác dụng chữa bệnh. Trung bình, một lát dứa chỉ bao gồm 40 đơn vị calo, còn lại thành phần chủ yếu là nước và chất xơ. Cả hai chất này đều có tác dụng cản trở quá trình tăng cân có trong các món ngon mỗi ngày.
Các nghiên cứu mới nhất cho thấy dứa chống lại chất sinh ung thư và đóng vai trò bảo vệ các tế bào khỏe mạnh. Một cốc dứa tươi chứa khoảng 70mg Vitamin C, đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể và 95 mg vitamin A tương đương khoảng 1/5 lượng khuyến cáo hàng ngày.
Các hợp chất này bảo vệ tế bảo khỏe mạnh khỏi sự phá hủy của các gốc tự do và chữa lành các tế bào đang bị tổn thương, làm giảm lão hóa và sự phát triển của các bệnh khác.
Bromelain là một chất chiết xuất được tìm thấy trong thân dứa có tác dụng trung hòa dịch cơ thể để không trở nên quá axit. Bromelain cũng điều chỉnh hoạt động của tuyến tụy, hỗ trợ tiêu hóa. Bạn có thể giúp cho đường tiêu hóa khỏe mạnh vì dứa giúp tiêu hóa protein nhanh hơn là một trong các lợi ích từ dứa. Đặc biệt với những ai thường gặp các triệu chứng khó chịu bệnh táo bón, có thể ăn kèm vài lát dứa tươi cùng bữa sáng.
4. Tăng sức đề kháng
Vitamin C có trong dứa luôn được coi là một loại thuốc tự nhiên cung cấp cho bạn một sức đề kháng tốt cho sức khỏe. Ăn dứa hằng ngày còn giúp cơ thể tăng cường quá trình hấp thụ chất sắt từ các loại rau quả và đẩy nhanh quá trình lành sẹo.
5. Giúp xương chắc khỏe
Dứa có chứa mangan, một khoáng chất cần thiết cho cơ thể để xây dựng xương và mô liên kết. Bạn thậm chí không cần phải ăn nhiều loại trái cây, chỉ cần một bát dứa đã cung cấp cho cơ thể bạn 73% lượng mangan cần thiết.
- Chọn mua dứa tươi và lành nguyên cả quả.
- Không ăn dứa dập nát, ngâm rửa dứa bằng nước muối trước khi ăn.
- Khi gọt dứa phải bỏ hết lớp vỏ, cắt sâu cho hết mắt.
- Người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa.
- Không nên ăn dứa tươi vào lúc đói vì các axit hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, gây nôn nao, khó chịu…
Tham khảo thêm một số mẹo vặt sức khỏe :
0 nhận xét :
Post a Comment