Saturday, August 29, 2015

Bổ sung vitamin cho cơ thể khỏe mạnh

        Nếu sự thiếu thốn vitamin tích lũy theo thời gian sẽ làm sức khoẻ suy giảm, mầm bệnh dễ dàng tấn công.


 


1. Không nên ăn quá nhiều

       Nhiều người trong chúng ta nghĩ dùng vitamin liều cao như là thuốc tăng lực. Nhưng chúng ta quên rằng vitamin cũng là thuốc, là chất hóa học nghĩa là khi dùng quá liều cũng sẽ bị ngộ độc.
       Uống quá nhiều vitamin C (mỗi ngày quá 2g) sẽ dễ bị sỏi đường tiết niệu, sỏi thận. Uống nhiều vitamin sẽ gây trở ngại cho việc hấp thụ các nguyên tố vi lượng, làm cho chất sắt tích tụ trong cơ thể quá nhiều, lượng sắt dư thừa sẽ gây tổn thất cho việc oxy hóa các nguyên tố khác, có khi nguy hiểm đến cơ thể. Uống nhiều vitamin B có khả năng sẽ dẫn đến đau tim, làm trầm trọng thêm bệnh loét dạ dày, dẫn đến tiêu chảy, tổn thất chức năng của gan. Uống quá nhiều B1, B2 có thể mắc bệnh khối u (biếu cổ).

 
   
        Các vitamin hòa tan trong chất béo, cơ thể con người không thể tự tạo ra được, phải bổ sung từ bên ngoài nhưng nếu uống vitamin A quá liều dài ngày có thể dẫn đến nhức buốt chân tay, da bị tróc, hay buồn nôn mửa, không muốn ăn, tụ mỡ ở gan, xơ cứng gan. Nếu phụ nữ có thai dùng quá liều lượng có thể dẫn đến thai nhi dị dạng.
        Uống vitamin D quá liều lượng sẽ gây mệt mỏi, xuất huyết, sưng vú, có hại cho mắt, làm cơ bắp bị teo v.v...Vì thế tốt nhất vẫn là hấp thụ vitamin từ các món ăn.

 

          Người lớn cần khoảng 50-100mg, nghĩa là 1mg/kg thể trọng mỗi ngày; đối với trẻ con và phụ nữ có thai cần 100-200mg mỗi ngày. Vitamin C ngoài tác dụng tốt cho tim mạch còn có tác dụng tăng sức đề kháng chống lại bệnh cảm, cúm, điều này đã được biết từ vài chục năm trước đây: với liều dùng khá cao 1-4g/ngày trong vài ngày người ta có thể rút ngắn được 30% thời gian mắc bệnh cúm. Ngược lại, nếu chúng ta không biết cách sử dụng, dùng liều quá cao trên 2g/ngày kéo dài trong nhiều tháng có thể gây hại cho dạ dày vì bản thân vitamin là acid - là chất chua. 

2. Thiếu vitamin cũng rất nguy hiểm
         
        Thiếu vitamin A: Triệu chứng quáng gà, khô mắt, đục thủy tinh thể, có thể gây mù mắt do bệnh khô mắt. Răng yếu mau hỏng, da khô có vẩy, tóc khô giòn. Cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn, xương chậm phát triển.


         Thiếu vitamin D : Trẻ em sẽ bị bệnh còi xương, xương sọ chậm khép kín, xương sống cong, răng sữa chậm mọc, men răng dễ thương tổn. Giảm sự hấp thụ canxi và phôtpho ở ruột làm cho xương và răng mềm dễ bị gãy.
          Thiếu vitamin E : Trẻ sơ sinh thiếu tháng: phù nề, có vết thương trên da, tế bào máu bất bình thường. 


3. Phòng ngừa thiếu vitamin và chất khoáng

       Bảo đảm ǎn uống đầy đủ. Sử dụng các thực phẩm có tǎng cường vi chất dinh dưỡng: Muối Iốt (Iốt được trộn vào muối ǎn để phòng chống các rối loại do thiếu Iốt). Sắt được trộn vào nước mắm để phòng chống thiếu máu dinh dưỡng. Vitamin A cũng được trộn vào một số thực phẩm như đường, mỳ ǎn liền, bánh kẹo… để phòng chống thiếu Vitamin A. Hiện nay chúng ta đang nghiên cứu đưa các vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Trong những nǎm không xa thì giải pháp này là quan trọng để giải quyết thiếu Vitamin A ở nước ta.

 

             Vitamin và chất khoáng là những chất nền tảng của sự sống, chúng được cung cấp hàng ngày qua thức ăn, nước uống dễ dàng đến độ có lúc chúng ta quên đi sự cần thiết thực sự của nó. Cho đến khi sự thiếu thốn tích lũy lâu dần theo thời gian trở thành bệnh lý tức là lúc sức khoẻ suy giảm nhiều đôi khi đã khá muộn. Hãy cung cấp kịp thời những gì cơ thể cần.

(Theo Sức Khỏe và Đời Sống) 

Tham khảo một số bài viết mẹo vặt sức khỏe hay !
  • Hát có thể giúp bạn chữa bệnh phổi 
  • Những thói quen gây hại cho sức khỏe vào buổi sáng khi ngủ dậy
  • Mẹo chữa đau nhức răng hiệu quả

0 nhận xét :

Post a Comment

Copyright © 2014 Mẹo vặt cực hay