Friday, May 8, 2015

Một số bệnh hay gặp trong mùa hè !

   
 

    Ở nước ta, nhất là Miền Bắc, yếu tố thời tiết khí hậu biến đổi theo mùa có những tác động tương đối lớn đối với đời sống con người !
    Dưới đây là một số bệnh mà chúng ta thường hay gặp trong mùa hè để chúng ta dễ dàng biết cách phòng tránh.
1. Cháy nắng
      Ngăn chặn cháy nắng bằng cách dùng kem chống nắng có chứa titanium dioxide và oxit kẽm. Những loại kem chống năng có chức năng bảo vệ da bạn khỏi hai tia UVA và UVB. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại kem chống nắng, bạn cũng cần xem rõ thành phần của chúng xem có chứa những chất gây dị ứng da bạn hoặc những chất gây phản ứng phụ với loại da của bạn không.

       Ngoài kem chống nắng, để bảo vệ da khỏi cháy nắng, bạn cũng có thể dùng các biện pháp bảo hộ khác ví dụ như mũ, áo chống nắng phủ kín người, hạn chế ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào da. Ở những khu vực thiếu bóng cây như bãi biển bạn cần cầm theo ô che nắng. Bạn chú ý tránh tiêpá xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian khoảng 10 giờ – 14 giờ vì đây là thời gian nắng gắt và nguy hiểm nhất.
2. Viêm họng và thanh quản
      Ăn kem, uống nước đá hay tắm nước lạnh là các nguyên nhân chủ yếu gây bệnh.

     Cách phòng tránh, chữa trị: Uống nước ấm có nhiều kiềm (nước khoáng, chè xanh), giữ ấm cổ. Còn nếu bị viêm họng thì nhất thiết phải uống thuốc vì bệnh này rất nguy hiểm đối với tim và thận.
3. Ngộ độc thực phẩm
     Mùa hè là thời điểm có tỉ lệ ngộ độc thực phẩm cao nhất. Nhiệt độ cao khiến đồ ăn dễ bị hỏng. Đặc biệt khi chúng ta đi chơi, dã ngoại hay mang cơm đến chỗ làm, đồ ăn được bảo quản lâu và khi bỏ ra thường có dấu hiệu ôi, thiu.

     Vậy nên, chúng ta cần tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm bằng cách làm theo các hướng dẫn đơn giản về an toàn thực phẩm và xử lý thực phẩm. Thông thường, thực phẩm cần được cất trữ ở nơi có nhiệt độ mát như tủ lạnh. Nếu không để trong tủ lạnh thì nên để nơi thông thoáng và tránh đậy kín.
4. Viêm cơ
    Bệnh thường xuất hiện ở những người ngủ nhiều hoặc ngồi lâu cạnh điều hòa. Khi thức dậy, họ thấy các cơ đau ê ẩm giống như khi làm việc nặng, sờ vào cơ thấy đau, khó cử động và ngày càng mỏi.

   Cách điều trị: Nằm yên để các cơ được nghỉ ngơi, sử dụng các liệu pháp xoa bóp, làm nóng cơ, dùng gạc tẩm cồn đắp lên phần cơ bị đau và uống thuốc kháng viêm cơ.
5. Côn trùng cắn
     Vết cắn của muỗi, ong có thể gây sưng phù, tấy đỏ, nổi hạch, nhiễm độc (nôn mửa, sốt rét, đau nhức xương), đau đầu, sốt cao, thậm chí là gây tụt huyết áp, ngạt thở hay bất tỉnh.

     Cách chữa trị: Cần chữa trị ngay vết cắn trong vòng một giờ đồng hồ đầu. Đầu tiên cần lấy nọc độc khỏi vết cắn, hút chất độc từ vết thương, thắt garô phía trên vết thương để ngăn chất độc lây lan, uống thuốc kháng dị ứng.
6. Tổn thương mắt
    Tia UV trong ánh mặt trời có thể làm hỏng đôi mắt của bạn. Nếu bạn ra ngoài dưới ánh mặt trời gay gắt trong mùa hè thì mức độ tổn thương mắt càng tăng. Vì vậy, hãy chắc chắn để đeo kính râm để tránh tia cực tím từ ánh mặt trời.

    Nếu có thể, hãy chọn các loại kính có tác dụng lọc 100% tia UV để bảo vệ mắt là tốt nhất.

7. Cơ thể mất nước

     Cơ thể bạn có thể dễ dàng bị mất nước dưới cái nóng của mùa hè. Khi thiếu nước, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể có thể gặp khó khăn. Đây chính là lý do tại sao bạn nên bổ sung nhiều nước hơn vào mùa hè. Hãy uống nước bất cứ khi nào bạn khát hoặc không khát để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể và các hoạt động của cơ thể, tránh những rủi ro sức khỏe đáng tiếc nhé
8. Nhiễm trùng da
    Vào mùa hè, da thường phải chịu những tiếp xúc ngoài ý muốn nên dễ bị mắc các bệnh như ghẻ hay nấm. Nếu bạn đi dạo trên bờ biển mà không mang dép thì rất dễ gặp các bệnh dạng nấm hay nhiễm trùng do bị xước da chân.

    Cách phòng tránh: Hạn chế tiếp xúc với người đang mang bệnh viêm, nhiễm trùng da, dán kín các vết xước trên da nếu bị, đi dép khi dạo trên bờ biển và không ngồi trực tiếp vào bãi cỏ hay bãi cát. Điều trị ngay khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên như đốm bẩn trên da (hắc lào), ngứa (ghẻ), tróc nứt da chân (nấm).
9. Bệnh tim mạch
     Nắng nóng gay gắt không có lợi cho tim. Tim phải làm việc nhiều và nhanh hơn khiến mạch đập mạnh và huyết áp tăng. Máu bị đặc lại do mất nước và có thể gây ra tình trạng thiếu ôxy, bất tỉnh, nhồi máu hay đột quỵ.
     Cách phòng tránh: Những người có bệnh tim cần sử dụng thuốc đều đặn theo đơn của bác sỹ, luôn mang theo người thuốc hạ huyết. Hạn chế vận động khi trời nóng, mang mũ khi đi nắng, giảm các thức ăn nhiều mỡ và nên uống nhiều nước. Cẩn thận khi tắm nước lạnh, đặc biệt với những người bị chứng co thắt mạch.
10. Sốt virus
    Là bệnh thường gặp trong mùa hè, có biểu hiện sốt, ho kéo dài. Mặc dù sốt virus không có biến chứng, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng cũng cần chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ. Một điều cần chú ý là không nên sử dụng kháng sinh trong những trường hợp này, tránh những tác dụng phụ khi dùng thuốc như rối loạn tiêu hóa, nổi ban hay kháng thuốc.
    Cách điều trị: Khi bị sốt virus hãy đến khám ngay tại các cơ sở y tế để có hướng dẫn điều trị, không nên tự ý mua thuốc điều trị.


Tham khảo thêm một số mẹo vặt sức khỏe :


0 nhận xét :

Post a Comment

Copyright © 2014 Mẹo vặt cực hay