Một số mẹo chữa nấc cực kì đơn giản
Nấc là do sự co thắt đột ngột của cơ hoành gây ra hiện tượng nấc cụt. Thường nấc cụt có thể tự khỏi tuy nhiên phải mất một khoảng thời gian dài hay ngắn là tùy từng người. Tuy là hiện tượng bình thường, hầu như ai cũng đã từng gặp phải ít nhất là vài lần. Nhưng hãy thử tưởng tượng nếu bạn đang phải tham gia hội nghị, hội thảo, bạn phải thuyết trình, dùng bữa với đối tác quan trọng, gặp khách hàng thì quả thật là chỉ muốn có cái hố mà chui.Dưới đây là một số mẹo chữa nấc cực kì đơn giản :
1. Bịt tai
Dùng tay bịt chặt tai từ 20 đến 30 giây. Hoặc nhấn vào khu vực
nhỏ đằng sau dái tai, ngay dưới đáy hộp sọ. Điều này sẽ gửi tín hiệu
“thư giãn” thông qua các dây thần kinh phế vị kết nối với cơ hoành. Sau đó uống vài ngụm nước lạnh bạn sẽ hết nấc.
2. Nín thở
Hãy hít một hơi thật sâu lấy đầy hơi vào lồng ngực nhưng giữ khí lại mà không thở ra trong vòng 10 – 15 giây.. Khi khí carbon dioxide trong phổi gia tăng, cơ hoành giãn ra và giúp giảm nấc cụt.
3. Dùng tay
Dùng ngón cái nhấn mạnh vào lòng bàn tay bên kia hoặc ép phần đầu
ngón cái bằng ngón trỏ và ngón cái của tay còn lại. Hành động này sẽ gây
nhiễu hệ thần kinh và chấm dứt cơn nấc cụt.
4. Le lưỡi
Hãy tranh thủ le lưỡi trong lúc không ai để ý. Các ca sĩ và diễn viên
thường làm động tác này để dây thanh âm (thanh môn) mở rộng. Hơi thở sẽ
thông suốt hơn và chế ngự được những cơn co thắt gây ra nấc cụt.
5. Che miệng
Dùng tay che mũi và miệng nhưng vẫn thở bình thường. Lượng khí carbon dioxide thêm vào nhiều hơn sẽ khiến cơn nấc cụt qua nhanh.
6. Uống nước
Uống nhanh chín hoặc mười ngụm nước để các cơn co thắt nhịp nhàng của thực quản lấn lướt cơn co thắt của cơ hoành.
7. Kết hợp cách 3 và 6
Cơn nấc cụt sẽ qua nhanh hơn nếu có thể bịt tai khi uống nước. Dùng tay bịt tai và uống nước bằng ống hút. Hành động này sẽ gây áp lực lên thần kinh phế vị đồng thời nhận được lợi ích khi uống liên tục.
Cơn nấc cụt sẽ qua nhanh hơn nếu có thể bịt tai khi uống nước. Dùng tay bịt tai và uống nước bằng ống hút. Hành động này sẽ gây áp lực lên thần kinh phế vị đồng thời nhận được lợi ích khi uống liên tục.
Để ngăn ngừa cơn nấc, bạn không nên ăn quá nhanh hay quá no. Nếu
hay bị nấc, đừng ăn quá nhiều đồ gia vị cay nóng, các đồ uống có cồn và
chất kích thích.
Nếu cơn nấc xuất hiện thường xuyên hoặc kéo dài, bạn nên đi khám,
vì đôi khi nấc là nấu hiệu của bệnh lý nào đó dẫn đến kích thích cơ
hoành, chẳng hạn như bệnh màng phổi, viêm phổi, viêm gan, rối loạn dạ
dày - thực quản…
0 nhận xét :
Post a Comment